Mô hình kinh doanh nền tảng Nền kinh tế nền tảng

Mô hình kinh doanh nền tảng liên quan đến việc tạo ra giá trị từ một nền tảng cho phép hai hay những nhóm người dùng tương tác với nhau. Việc trao đổi được kích hoạt bởi một loạt các công nghệ, từ điện toán đám mây đến phân tích dữ liệu và ở hầu hết các công ty có mô hình kinh doanh nền tảng như vậy, người dùng có thể cung cấp và nhận sản phẩm hoặc dịch vụ.

Có 5 mô hình kinh doanh nền tảng chính. Đây là những mô hình tạo doanh thu và kiếm tiền phổ biến nhất của các nền tảng kỹ thuật số: Mô hình chuyển tiếp hay hướng dẫn khách (Transitional or Concierge model), Mô hình nền tảng 2 mặt (2-Sided Platform Model), Mô hình nền tảng đa chiều (Multi-Sided Platform Model) và Mô hình nền tảng nâng cao (Advanced Platform Model).

Mô hình chuyển tiếp hay hướng dẫn khách (Transitional or Concierge model)

Việc tạo ra giá trị được phân cấp, hoạt động hai chiều nhưng không liên tục. Loại hình kinh doanh nền tảng này thường sử dụng phương thức mai mối trực tuyến thủ công và có hiệu ứng mạng (Network Effect) tối thiểu. Một ví dụ cho mô hình này là Timma, một nền tảng giúp người tiêu dùng so sánh và lựa chọn giữa các tiệm làm tóc và Jamifind, một nền tảng giúp bạn tìm thành viên cho ban nhạc của mình, trao đổi nhạc cụ và tạo nhạc.

Mô hình nền tảng 2 mặt (2-Sided Platform Model)

Một mô hình kinh doanh nền tảng được phát triển toàn diện cho phép doanh nghiệp tạo ra giá trị phân cấp, hai chiều và mang tính liên tục. Hiệu ứng mạng bắt đầu xuất hiện và những chủ thể trong mô hình này có thể truy cập chung vào những tài nguyên chưa sử dụng. Uber, Airbnb và Upwork là những doanh nghiệp điển hình cho mô hình kinh doanh này.

Mô hình nền tảng đa chiều (Multi-Sided Platform Model)

Trong mô hình này, doanh nghiệp trở thành người điều phối, bởi vì họ liên quan đến nhiều thực thể riêng biệt cùng một lúc. Doanh nghiệp lúc này tạo ra giá trị phân cấp, đa chiều và có sự liền mạch. Cũng giống với mô hình nền tảng hai mặt, mô hình có sự tham gia của hiệu ứng mạng và các thực thể có thể truy cập chung những tài nguyên chưa sử dụng. Ví dụ tốt nhất của mô hình này là Deliveroo hoặc Foodora. Họ tính phí những người đặt hàng thực phẩm và sau đó phát hành tiền cho cả người lái và nhà hàng, lấy tiền hoa hồng từ giao dịch. Các ví dụ khác bao gồm: Apple IOSAmazon.

Mô hình nền tảng nâng cao (Advanced Platform Model)

Đây là mô hình nền tảng tiên tiến nhất: Mô hình dựa trên sự đăng ký thành viên. Mô hình này hoạt động tốt nhất khi số lượng thực thể trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gia tăng. Netflix là một ví dụ điển hình cho loại hình này: trên Netflix, bạn có thể chọn các gói đăng ký khác nhau tùy thuộc vào kích thước và tần suất của nội dung kỹ thuật số bạn muốn tiêu thụ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nền kinh tế nền tảng https://www.accenture.com/t20160125T111719__w__/us... https://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/nl/... https://www.eu-startups.com/2019/02/the-ever-growi... https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_i... https://www.munich-business-school.de/insights/en/... https://www.thecge.net/app/uploads/2016/01/PDF-WEB... https://www.argumentenfabriek.nl/media/1980/argume... https://aisel.aisnet.org/pacis2018/248/ https://www.theregreview.org/2017/09/07/komsky-co-... https://www.thersa.org/globalassets/pdfs/reports/r...